Dòng Nội dung
1
Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở / Nguyễn Thị Hồng Miên // Tạp chí Khoa học 2018.-Số 55, tr.117-127




Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là con đường thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo. Bài viết trình bày vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử tại các nhà trường trung học cơ sở trong thời gian qua. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử đã góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú, niềm đam mê học tập lịch sử cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trọng dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài viết nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.

2
Phát triển tư duy học sinh trong dạy học Lịch sử thông qua kĩ thuật “xếp kim cương” / Nguyễn Thị Nga // Tạp chí Khoa học 2018.-Số 55, tr.128-135




Thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay chính là quá trình trao quyền cho người học để họ được phát triển năng lực của mình. Giáo dục cần phải tạo ra những con người vừa có kiến thức vừa năng động; những người có thể giải quyết vấn đề, truyền đạt ý tưởng và làm việc hiệu quả trong các nhóm. Vì vậy, rất nhiều kĩ thuật dạy học mới đã được áp dụng vào mỗi môn học để dẫn dắt người học khám phá kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại, đồng thời phát triển tối ưu khả năng tư duy, năng lực của những người được thụ hưởng sự giáo dục đó. Bài viết sẽ giới thiệu về kĩ thuật dạy học “xếp kim cương”, phân tích những ưu, nhược điểm của kĩ thuật này khi vận dụng nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử.

3
Sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông / Ninh Thị Hạnh // Tạp chí Khoa học 2018.-Số 55, tr.104-116




Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trên khắp thế giới, tạo ra một môi trường giáo dục rộng mở cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. Trong bối cảnh đó, học liệu truyền thống vốn đóng vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và đặc biệt là trong dạy học môn Lịch sử đang từng bước chuyển đổi thành học liệu điện tử với nhiều tính năng và lợi ích vượt trội. Bài viết đề xuất quy trình xây dựng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử và phân tích kết quả định lượng và định tính của thực nghiệm sư phạm trên 155 học sinh bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của quy trình đề xuất.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Thiết kế và sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử lớp 10, chương trình 2022 : Khóa luận tốt nghiệp / Nguyễn Minh Đức; Th.S. Phan Thị Thúy Châm (Hướng dẫn khoa học)

H. : Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2[phát hành], 2023
69tr. : minh họa ; 29cm

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học nói chung và sử dụng sơ đồ kiến thức trong môn Lịch sử ở trường THPT. Tiến hành khảo sát việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử của GV hiện nay tại các trường phổ thông. Đề xuất quy trình thiết kế và một số biện pháp sử dụng sơ đồ kiến thức hỗ trợ dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Thử nghiệm sư phạm để bước đầu kiểm tra tính khả thi của quy trình thiết kế và sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:4)
5
Thiết kế và sử dụng truyện tranh trong dạy học lịch sử lớp 10 với sự hỗ trợ của công cụ Pixton : Khóa luận tốt nghiệp / Trịnh Thị Khánh Linh; TS. Đặng Thị Thùy Dung (Hướng dẫn khoa học)

H. : Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2[phát hành], 2024
65tr. : minh họa ; 29cm

Nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn giáo viên và học sinh, đề xuất quy trình thiết kế truyện tranh với sự hỗ trợ của Pixton. Đề xuất các biện pháp sử dụng truyện tranh trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển các năng lực bộ môn cho học sinh. Thử nghiệm sư phạm để bước đầu kiểm tra tính khả thi của quy trình, biện pháp đưa ra.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)