Dòng Nội dung
1
Ảnh hưởng của cấu trúc tiền chất đến sự hình thành chấm lượng tử Cacbon : Khoá luận tốt nghiệp đại học / Nguyễn Thị Mai ; TS. Mai Xuân Dũng (Hướng dẫn khoa học)

H. : Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 [phát hành], 2017
42tr. : minh họa ; 29cm

Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tiền chất đến sự hình thành chấm lượng tử Cacbon
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)
2
Ảnh hưởng của tỉ lệ acid/ amine đến cấu trúc bề mặt và hiệu suất phát xạ của chấm lượng tử carbon / // Tạp chí Khoa học 2018.-Số 55, tr.67-74




Chấm lượng tử carbon (CQDs) có khả năng phát xạ trong vùng nhìn thấy đang được quan tâm nghiên cứu để thay thế chấm lượng tử CdSe vì tính không độc hại, tan tốt trong nước và chi phí tổng hợp thấp. Hầu hết các CQDs có hiệu suất phát quang cao đều chứa nhóm chức quang học flourophore (F) được tổng hợp từ hỗn hợp của acid và amine. Nghiên cứu này tổng hợp CQDs từ citric acid (CA) và ethylenediamine (EDA) với các tỉ lệ khác nhau để tối ưu hoá hiệu suất phát xạ của CQDs. Kết quả phân tích hồng ngoại cho thấy, khi tỉ lệ acid/amine giảm, cường độ dao động nhóm chức =CO trên CQDs giảm dần và của nhóm –NH– tăng dần. Phân tích phổ UV-vis cho thấy sự kết hợp đồng thời CA và EDA dẫn tới sự hình thành F, quyết định đến tính chất hấp thụ của CQDs. Đặc biệt, hiệu suất phát xạ lượng tử của CQDs phụ thuộc nhiều tỉ lệ acid/amine, đạt cực đại 79% khi CA/EDA = 2/8. CQDs tan trong nước, ít độc hại và có hiệu suất phát xạ cao trong vùng nhìn thấy có tiềm năng ứng dụng lớn trong đánh dấu huỳnh quang, chiếu sáng và cảm biến.

3
Chấm lượng tử silicon: Tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang : Phùng Thị Dung ; TS. Mai Xuân Dũng (Hướng dẫn khoa học)

H. : Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 [phát hành], 2016
33tr. : minh hoạ ; 29cm

Tổng hợp chấm lượng tử silicon (SiQDs) bằng phương pháp khử hóa hợp chất cơ silic: TOS (trichloro(octyl)silane). Nghiên cứu tính chất quang của chấm lượng tử thu được sử dụng phổ hấp thụ UV-Vis và phổ huỳnh quang (PL: photoluminescence).
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)
4
5
Giáo trình các phương pháp vật lí nghiên cứu vật liệu rắn : Tài liệu dùng cho hệ Đại học và Sau đại học chuyên ngành Hóa học, Vật lí và Sinh học / Mai Xuân Dũng (c.b), ...

H. : [KNxb], 2018
158tr. : ảnh ; 27cm

Giới thiệu vể cấu trúc và những tính chất vật lý cơ bản của vật liệu rắn, các phương pháp cơ bản xác định thành phần hóa học của chất rắn như phương pháp phổ nguyên tử, phổ Raman và phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS). Các phương pháp nghiên cứu đặc tính cấu trúc của vật liệu rắn như phương pháp phổ nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM),...
Đầu mục:3 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)