GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
TG: Hồ Ngọc Đại
Mỗi chúng ta - phụ huynh, giáo viên, nhà quản lý giáo dục, người lao động hay người sử dụng lao động… dù ở vai nào trong đời sống, nếu có ý thức rõ rệt về vai trò của giáo dục đối với bản thân, con cái, học trò, doanh nghiệp hay tổ chức, xã hội... thì đều từng tự hỏi: Giáo dục là gì? Nhà trường dạy cái gì? Dạy thế nào? Tại sao dạy như thế? Dạy thế nào mới đúng? Dạy thế nào mới hợp thời?
Có thể với nhiều người, những gì tác giả trình bày trong cuốn sách không phải là mới mẻ. Tháo ra, lắp lại, biến đổi để tạo ra giá trị mới là nguyên lý căn bản của chuyển đổi số. Cá nhân hoá và phát triển toàn diện cũng không mới. Trao quyền cho trẻ tự học cũng không mới. Thầy cô và cha mẹ lùi lại để trẻ lớn lên cũng không mới. Nhưng thật lạ. Cuốn sách này vẫn mới: sâu sắc, căn cơ, tường minh, dẫn dắt
Lối viết giản dị, khúc chiết của tác giả mở cho chúng ta cánh cửa vào khu vườn suy niệm. “Nền giáo dục hiện đại có triết lý của mình: Trẻ em hiện đại tự sinh ra chính mình, tự trở thành chính mình, thành một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh này”; “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là đổi mới tận nguyên lí triết học của nghiệp vụ sư phạm”.
Sách hiện đang có tại Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc